Đây là một trong những lời dạy có từ xa xưa, bạn có hiểu ý nghĩa là gì không?
Con rể không cày ruộng bố vợ
Người xưa, phụ nữ phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”. Khi đi lấy chồng, họ đã thuộc về họ nhà chồng và không còn là con gái trong nhà nữa. Đây cũng là lý do con gái sau khi lấy chồng không nên thường xuyên về nhà mẹ đẻ, sẽ bị mọi người nói ra nói vào. Nếu bố mẹ đẻ lén cho con gái tài sản dù nhiều hay ít cũng sẽ bị anh em trai, chị em dâu trong nhà dị nghị.
Thời xưa, hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng nghề nông. Đất đai chính là nguồn sống chính của họ. Thời đó, xã hội cũng không thừa nhận việc con rể làm đồng trên ruộng của cha mẹ vợ. Vì thế, dù nghèo đến mấy con rể cũng sẽ giữ tôn nghiêm, không cày cấy ruộng của bố mẹ vợ.
Đối với một người đàn ông, một khi đã lấy vợ thì phải có trách nhiệm che chở cho vợ, chăm lo cho gia đình. Vì thế, dựa vào nguồn lực của bố mẹ vợ để mưu cầu cuộc sống, đi đường tắt và phát triển bản thân là điều đáng hổ thẹn. Đã là đàn ông, phải sống có trách nhiệm, gánh vác gia đình, đó mới là một người đàn ông chân chính thực thụ.
Vì thế, người xưa mới quan niệm rằng: “Con rể không cày ruộng bố vợ” là lẽ như thế. Tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình.
“Con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh”
Người xưa rất tin tưởng vào phong thủy tài lộc. Chưa kể, con gái lấy chồng đã là con nhà người ta, không còn là con nhà mình nữa. Vì thế, nếu con gái lấy chồng mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc của gia đình cha mẹ đẻ. Đồng thời, những điều may mắn lẽ ra thuộc về nhà mẹ đẻ sẽ bị chuyển hết sang bên gia đình nhà chồng. Do đó, con gái một khi đã lấy chồng thì không thể về quê thăm mộ, đặc biệt là trong dịp lễ Thanh Minh để tránh lấy đi những điều may mắn của gia đình nhà cha mẹ đẻ.
Bên cạnh đó, con gái đã chồng rồi rốt cuộc cũng không còn thuộc dòng họ mình nữa, mà đổi họ sang nhà khác, chuyển tên sang gia phả của nhà khác. Người xưa quan niệm, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa, gia đình đó không còn con cháu nào nữa.
Cách làm không may mắn này còn gây ra những lời đàm tiếu từ miệng đời. Con trai được coi là gốc rễ của gia đình, truyền đạt từ đời này qua đời khác, còn con gái đi lấy chồng, làm dâu nhà khác chỉ có thể thờ chồng, tổ tiên nhà chồng chứ không phải thờ tổ tiên nhà bố mẹ đẻ.
Thời đại ngày càng thay đổi và phát triển hơn, dù câu nói “Con gái không đi tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh” vẫn còn hợp lý nhưng rõ ràng không thể áp dụng cho xã hội hiện đại. Bây giờ, mọi người hầu như có xu hướng đẻ ít đi, nhiều gia đình chỉ có một người con, và là con gái. Phong tục con gái không đi tảo mộ đã dần phai nhạt. Theo đó, phụ nữ sau khi lấy chồng có thể tự ý về nhà bố mẹ đẻ, họ không có nhiều ràng buộc hay quy tắc phải tuân theo như xưa.
Tuy nhiên, mỗi khi lễ Thanh Minh gần đến, mọi người vẫn chú ý đến những điều kiêng kỵ, tránh rước vận xui về nhà. Trong đó, có những người sau tốt nhất không nên ra mộ phần:
Người ốm yếu, đang đau bệnh
Mặc dù theo lý mà nói thì tiết Thanh Minh là lúc con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, ông cha, về những người đã mất, ai cũng nên bớt chút thời gian đi tảo mộ. Song với những người thể chất ốm yếu hay đang mắc bệnh thì tốt nhất không nên đi tảo mộ tiết Thanh Minh.
Mộ hay nghĩa trang thường đặt ở nơi vắng vẻ, lại thêm đó là nơi chôn cất người đã khuất nên âm khí vượng, dương khí suy, người sức khỏe không tốt đến những nơi như vậy có thể khiến cho tình trạng bệnh tật càng thêm nặng, thậm chí có thể nhiễm thêm phong hàn hay những bệnh khác.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú
Phụ nữ có thai có nên đi tảo mộ hay không? Theo phong tục dân gian thì phụ nữ có thai không nên đi tảo mộ Tết Thanh Minh. Tương tự như lý do như đã nói ở trên, nơi tảo mộ thường có nhiều âm khí, không có lợi cho phụ nữ có thai cần không khí trong lành để dưỡng thai cho tốt.
Thêm nữa, nghĩa trang, mộ phần thường đặt ở nơi xa dân cư, cần phải trải qua hành trình khá dài mới đến được nơi tảo mộ, trong khi phụ nữ có thai không nên đi lại quá vất vả, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
Tết Thanh Minh là dịp để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên, tiền nhân đã khuất. Nhiều gia đình cả nhà đi tảo mộ, mang cả trẻ nhỏ đi tế lễ, mong muốn rằng các con sẽ phần nào hiểu được truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, nếu em bé nhà bạn dưới 3 tuổi thì không nên mang bé đi tảo mộ Tết Thanh Minh đâu nhé. Về mệnh lý, trẻ dưới 3 tuổi dễ dàng nhìn thấy thế giới tâm linh, vượt qua thực tại mà nhìn thấy 1 thế giới khác, điều này sẽ không tốt cho tâm trí và sức khỏe của trẻ. Ở nơi nhiều âm khí, có thể nhìn thấy linh hồn người đã khuất như nghĩa trang, mộ phần thì hiển nhiên việc đưa trẻ nhỏ đi không phải là quyết định đúng đắn.