Theo quan điểm của người hiện đại, cho mượn nhà để tang là không may mắn, ẩn chứa điều xui rủi.
Mượn nhà để tang thì sao?
Trong quan điểm của hầu hết người hiện đại ngày nay, “cho mượn nhà để tang” là một việc không may mắn, bởi vậy, họ không nguyện ý để nhà cho ai đó mượn để tổ chức đám tang, đặt vòng hoa, thậm chí là quan tài. Hiện tượng này vào thời nay đều rất ít gặp.
Tuy nhiên, thế hệ ngày xưa lại có cách nhìn nhận khác về vấn đề này. Trong quan điểm của người xưa cho rằng, một người đã qua đời, họ đã vĩnh viễn rời xa khỏi thế giới trần tục. Bởi vậy, nếu tổ chức việc tang lễ ở một nơi nào đó, người đã khuất sẽ mang theo tất cả những gì không tốt và xui xẻo ở nơi đó đi theo.
Ngoài ra, “quan tài” 棺材 trong tiếng Hán có cách đọc giống với “升官发财”, có hàm chứa ý nghĩa là “thăng quan phát tài”, bởi vậy, trong quan điểm của người xưa, hình ảnh “quan tài” chính là “chiêu mời tài vận” (ở đây không nói đến chuyện tang là tốt, ý muốn nói là hình ảnh chiếc quan tài). Cũng giống như một số doanh nhân, phú ông thời xưa, họ có thể sẽ đặt một chiếc quan tài nhỏ bày trí ở trong nhà, cũng chính là hy vọng có thể thu hút tài lộc.
Vào thời ngày xưa, một số gia đình nghèo ở nông thôn, không có điều kiện tổ chức đám tang, nên những gia đình có điều kiện hơn thường ra tay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tổ chức tang sự, bởi vậy người xưa có cách nói: Người giàu giúp người nghèo tổ chức đám tang chính là “thăng quan phát tài”. Cách làm này không chỉ có thể giúp người khác, gia đình của mình cũng không có bất cứ dị nghị gì, do đó đây là một việc tốt cho cả hai bên.
Vì sao không nên cho cặp đôi mượn nhà?
Tại sao lại có cách nói “không nên cho cặp đôi mượn nhà”? Nguyên do rất đơn giản, theo quan niệm của nhiều người, việc cho người khác mượn nhà là xui xẻo, không may mắn, phúc phận trong nhà có thể vì thế mà giảm sút, bởi vậy, rất nhiều người dân thường không nguyện ý cho mượn nhà.
Đặc biệt là các cặp đôi, cặp vợ chồng, đứng tại góc độ phong thủy, họ cho rằng, tình trạng này sẽ mang đến cho gia đình những xui xẻo không đáng có. Bởi vậy, ở một số địa phương, rất nhiều cặp vợ chồng khi về quê thăm họ hàng, vợ thông thường không ngủ chung phòng với chồng.
Thậm chí con gái sau khi lấy chồng về nhà mẹ đẻ, ở nhà mẹ đẻ cũng cần phải ngủ phòng riêng với chồng. Bởi vì có một số người cho rằng, ở nhà mẹ đẻ mà chung phòng thì là chuyện không cát lợi.
Tất nhiên, vào thời đại ngày nay, chúng ta rất ít khi thấy những gia đình tổ chức đám tang ở một gia đình khác, và việc cặp đôi, vợ chồng ngủ chung giường với nhau ở nơi không phải nhà mình cùng không phải là ít, vì quan điểm và cách nhìn cũng có sự sai biệt.
Tuy nhiên, đứng dưới góc độ phong thủy và tâm linh, chúng ta cũng không thể phủ nhận được những đúc kết, tinh hoa của cổ nhân xưa. Chỉ bằng với một câu nói ngắn gọn, chúng ta cũng hoàn toàn có thể thấu hiểu được: Trí huệ cổ nhân, văn hóa truyền thống xưa kia sâu sắc, thâm sâu và bác đại tinh thâm như thế nào!