Tại sao thường nói làm nhà mới hay gặp hạn?

Nhiều người tin rằng xây nhà mới sẽ không tránh khỏi gặp vận đen, xui xẻo. Đó là hạn làm nhà. Nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng có thể dẫn đến gãy tay, gãy chân thậm chí là mất mạng.

Từ lâu, quan niệm “hạn làm nhà” đã trở thành nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ. Vì đã có rất nhiều gia đình khi làm nhà xảy ra chuyện bất như ý, không may mắn như ốm đau, bệnh tật, có người thân mất… Vậy nên khi xây nhà mới, nhiều người thường đi xem tuổi, cúng lễ để tránh việc gặp họa sát thân.

Trong dân gian vẫn tồn tại quan niệm về “hạn làm nhà” (Ảnh minh họa)

 

Theo quan niệm sẽ gặp hạn khi làm nhà khi:

Hạn làm nhà do không hợp tuổi

Đây là lý do phổ biến hơn cả dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phong thủy, khi làm nhà sẽ xem tuổi và bản mệnh của gia chủ. Nếu năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc thì sẽ dừng ý định làm nhà lại. Còn nếu cố tình làm, rất có thể khiến cả nhà gặp phải đại hạn.

(Ảnh minh họa)

Do trường năng lượng xung khắc với tiền chủ

Nếu xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa đã san lấp thì âm khí xung quanh nhà nặng nề. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu nhu khi thiết kế nhà ở, âm dương không được cân bằng.

Chưa kể đến tình trạng trường năng lượng của tiền chủ không hợp với chủ nhân với. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn. Đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.

Do không đảm bảo kỹ thuật và an toàn khi làm nhà

Trường hợp nữa nhưng rất ít chủ nhà mạnh dạn thừa nhận. Đó là do chỉ xây nhà dựa trên kinh nghiệm mà không có kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật. Dẫn đến nhà ở không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải rủi ro lớn khi sống trong đó. Thậm chí là bị sập, nứt, hỏng…

Theo chuyên gia là ông GS Nguyễn Trường Tiến, chủ tịch Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam cho biết chuyện “hạn làm nhà” cũng không phải là không có căn cứ”:

(Ảnh minh họa)

Ông lý giải: “Xét theo góc độ lịch sử, mỗi mảnh đất đều trải qua nhiều đời chủ. Đầu tiên là công của những người mở cõi, lập làng, họ sẽ chia đất đó cho dân làng đến ở. Khi họ mất đi được nhân dân phong làm Thành hoàng làng và dựng đình, đền thờ. Đó được coi là người chủ đầu tiên. Cứ thế, đời ông bà, cha mẹ để lại đất đai cho con cháu, rồi người này sang nhượng cho người khác…

Từ đó có thể khẳng định, mảnh đất hiện tại chúng ta đang ở là sự kế thừa của những tiền chủ. Thứ hai, trong lịch sử cũng ghi nhận có những trường hợp khi người thân mất đi, gia đình sẽ chôn ngay trong vườn nhà hoặc trong khu đất mà người chết lúc còn sống cai quản. Về mặt tâm linh, cổ nhân quan niệm, “hồn” của người chết vẫn cai quản mảnh đất đó. Vậy nên, khi xây nhà, cần phải có sự “xin phép” họ.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo