Khi thiết kế cổng nhà, gia chủ nên chọn hướng mở cổng là hướng Nam, Đông Nam và hướng Đông.
Từ xưa, theo truyền thống, cổng nhà thường được thiết kế theo kiểu 2 cánh mở tạo nên sự cân đối và hài hòa cho cổng cũng như cho ngôi nhà. Một số gia chủ chỉ chú ý đến thiết kế ngôi nhà hay cổng khang trang mà không để ý chọn cổng nhà mở ra hay mở vào. Đây là việc làm nhỏ nhưng nó chứng tỏ sự cẩu thả của gia chủ khi không chú ý đến phong thủy.
Khi xây nhà thì cổng nhà nên mở ra hay mở vào?
Theo quan niệm của các chuyên gia phong thủy thì cổng nhà nên mở cửa ra ngoài. Lý do là bởi mở hướng ra ngoài sẽ giúp thu hút vượng khí tốt hơn, cũng như những may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, gia đạo yên ấm, hạnh phúc. Còn nếu cổng nhà mở vào trong thì sẽ khiến cho gia đình luôn lục đục, tiền bạc bị thất thoát.
Tuy nhiên một số nhà ở thành phố, diện tích nhỏ hẹp và cổng nhà không thể mở ra ngoài mà phải mở cổng vào trong cho phù hợp. Để hóa giải lỗi phong thủy trên, gia chủ có thể xây cửa cổng là cửa kéo ngang, hoặc gắn một chiếc gương ở trên tường để cho không gian cổng mở rộng, giảm bớt được phần nào tai ương. Đây là một trong những lí do tại sao, các nhà thường treo gương nhỏ hay gương bát quái trước nhà.
Một số lưu ý khi xây cổng nhà
Hướng cổng
Khi thiết kế cổng nhà, gia chủ nên chọn hướng mở cổng là hướng Nam, Đông Nam và hướng Đông. Nếu thiết kế cổng nhà lớn thì phía sau cổng nên xây dựng bình phong để người ngoài không thể quan sát mọi thứ trong nhà.
Kích thước cổng
Nếu cổng nhà có kích thước quá to hay quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mặt khác theo phong thủy, cổng nhà quá hẹp sẽ không nhận được các luồng khí tốt còn cổng nhà quá rộng sẽ tạo điều kiện cho các luồng khí xấu xâm nhập. Cửa cổng nên vuông, ngay ngắn, tránh các kiểu dáng cổng tròn gây bất lợi cho gia chủ.
Kiểu dáng cổng
Ngôi nhà có được một chiếc cổng phù hợp sẽ giúp cho gia chủ hưởng được nhiều tài lộc hơn. Bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn với những chiếc cổng liền một khối và chắc chắn một điều rằng tài sản của bạn sẽ được bảo vệ toàn vẹn. Những chiếc cổng có lỗ là sự lựa chọn phù hợp với những người có tính hướng ngoại và muốn quan sát mọi vật cũng như sự việc bên ngoài. Bạn không nên chọn những loại cổng kiểu vòng cung hay lõm xuống vì điều này cũng đồng nghĩa với việc công danh, tài lộc của gia đình bạn cũng sẽ giảm và đi xuống theo.
Một số đại kỵ khi xây cổng nhà
Xây cổng cao hơn nhà: Nếu cổng có kích thước quá lớn, cao hơn cả ngôi nhà thì theo quan niệm dân gian chúng vừa mất thẩm mỹ, vừa gây thất thoát tiền của. Gia chủ làm ra bao nhiêu tiền cũng bị tiêu tán hết.
Xây cổng đối diện cửa nhà vệ sinh: Vì cổng chính là nơi đón sinh khí của trời đất vào nhà theo như quan niệm phong thủy còn nhà vệ sinh lại là nơi chứa nhiều uế khí, âm khí nặng nề. Chính vì vậy cổng chính không nên xây đối diện với cửa nhà vệ sinh vì như vậy sinh khí sẽ xộc thẳng vào uế khí, hoàn toàn không tốt.
Cổng nhà đối diện với bếp: Bếp là trái tim của ngôi nhà, liên quan tới sức khỏe và hạnh phúc và gia đình. Nếu bạn để cửa bếp đối diện với cổng nhà thì tài khí, vận lộc sẽ lọt hết ra ngoài.
Cổng hình vòm: Những chiếc cổng hình vòm nhìn khá đẹp mắt nhưng nó trông giống như bia mộ, tương khắc với cửa nhà. Xây cổng kiểu này dễ mang đến điều xui xẻo, vì vậy tốt nhất nên tránh thì hơn.
Những lưu ý khác khi thiết kế cửa chính
– Cửa chính là nơi thu hút ánh sáng và không khí thiên nhiên vào bên trong ngôi nhà do đó, khi thiết kế cửa chính phải lấy sự đối lưu không khí trong nhà làm điểm trọng tâm.
– Kích thước cửa chính của mỗi nhà phụ thuộc vào diện tích, số tầng cao của ngôi nhà đó. Do đó, khi xây mới nhà ở hoặc sửa sang lại nhà cửa, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn để có được kích thước cửa phù hợp tỷ lệ hợp lý và cân đối so với kích thước và hình dáng của ngôi nhà. Vì nếu cửa quá lớn thì khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng, trong khi đó cửa chính quá nhỏ sẽ hạn chế các luồng khí được đưa vào nhà.
Trường hợp nhà cũ đã mắc phải những bất lợi trên thì gia chủ phải tìm cách hoá giải, ví dụ cửa rộng có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa, chuông gió sẽ ngăn không cho những điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả. Cửa hẹp nên sửa chữa, mở rộng thêm. Cửa chính quá thấp cũng là điều tối kỵ, theo phong thuỷ đó sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh.
– Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện trực tiếp với nhau bởi như thế khi khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.
– Cửa chính cũng không nên hướng thẳng về cây to hoặc khe núi. Cây to ở trước cửa chính sẽ mang khí âm vào trong nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Cũng nên tránh cửa chính nhìn vào trong ngõ cụt, bởi ngõ cụt thường tàng tụ âm khí. Thêm vào đó, nếu có khe núi đối diện cửa chính sẽ khiến cho người trong nhà một cảm giác bất an, có điều không may đang rình rập.
– Khu vực ngoài của cửa chính phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sáng sủa, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi. Nếu không gian phía trước cửa chính hơi tối, nên có thể thiết kế thêm đèn chiếu sáng.
(*) Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!