Những cột mốc hôn nhân này cực quan trọng, đôi vợ chồng nào vượt qua được hết thì hạnh phúc mãi mãi.
Với các cặp vợ chồng, có 4 lần phải trải qua những giông tố hôn nhân tương ứng với từng giai đoạn. Nếu bạn vượt qua hết thì chắc chắn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều cặp đôi đã bị “đánh gục” ở giai đoạn ba.
Giai đoạn mới kết hôn
Khi quyết định kết hôn, cả hai đã chuẩn bị sẵn tư tưởng sẽ chung sống với đối phương đến trong tương lai và lâu dài. Hôn nhân khác với yêu, những vụn vặt của cuộc sống có thể làm xói mòn mối quan hệ của cả hai người. Khi mới kết hôn, hai vợ chồng xuất thân từ môi trường khác nhau, gia đình khác nhau nên có quan điểm khác về hôn nhân và gia đình.
Trong cuộc sống hằng ngày, có thể mâu thuẫn do khác biệt quan điểm trong nhiều vấn đề nhỏ nhặt. Đến lớn hơn đó là việc chưa thống nhất được cách xử sự trong hôn nhân. Nếu những mâu thuẫn không được giải quyết nhanh chóng thì sẽ dẫn đến cãi vã hoặc lớn hơn, khoảng cách giữa hai vợ chồng sẽ xuất hiện.
Khoảng cách càng lớn thì càng khó hàn gắn, rạn nứt xuất hiện thì hôn nhân cũng sẽ bất an. Bởi vậy, khi mới kết hôn hai vợ chồng cần quan tâm đến nhau nhiều hơn, biết nhường nhịn và đứng trên góc độ của đối phương mà đánh giá.
Giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Khi độc thân, khoản lương có thể đủ cho vợ hoặc chồng chi tiêu thoải mái. Tuy nhiên kết hôn rồi, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề như nhà cửa, xe cộ, sinh con… Lớn hơn chút thì con cái đi học, dự tính tương lai. Bỗng nhiên hàng loạt chuyện cần phải chú ý khiến cho một cuộc khủng hoảng kinh tế đích thực nảy sinh.
Trong khoảng thời gian này, người đàn ông sẽ cảm thấy áp lực hơn, phụ nữ thì có suy nghĩ hối hận liệu có phải mình kết hôn sớm quá. Đến lúc cả hai đụng đến tiền là cãi vã thì cuộc sống sẽ vô cùng bế tắc và khó lòng giải quyết được. Tiền bạc không phải là tất cả trong hôn nhân nhưng không có nó thì hôn nhân trục trặc lớn.
Bước vào giai đoạn nhàm chán của hôn nhân
Khoảng 5-7 năm sau khi kết hôn, tình cảm của cả hai trở nên quen thuộc quá. Nó quen như tay trái với tay phải, đam mê không còn bùng cháy như xưa nữa. Lúc này, áp lực đè nặng lên vai của hai người ngày một nhiều hơn cả trong công việc lẫn cuộc sống. Hai vợ chồng đều cảm thấy mình chịu nhiều áp lực, mong đối phương hiểu cho mình và đóng góp nhiều hơn cho gia đình.
Hơn nữa, tình cảm đã không còn mới mẻ, không còn rung động vì nhau, cảm thấy ở bên cạnh đối phương đơn thuần là vì trách nhiệm. Đó mới là lúc hôn nhân xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Một ngôi nhà không còn ấm áp, chỉ còn những lời than thở, oán trách, phàn nàn dành cho nhau. Nếu như những giai đoạn trước còn có tình yêu gánh đỡ thì ở giai đoạn này, nhiều cặp đôi đã chán nản, muốn buông tay. Bởi vậy, đây được coi là một giai đoạn thử thách đối với hôn nhân của tất cả.
Năm 20-30 sau kết hôn: Khủng hoảng tuổi trung niên
Cặp đôi diễn viên người Mỹ Danny DeVito và Rhea Perlman khiến người hâm mộ sốc khi biết tin họ đã kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 30 năm. Tuy nhiên, một năm sau họ nhận ra mình đã phạm sai lầm và quay lại với nhau.
Cuộc khủng hoảng hôn nhân 20 năm là do các cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của mỗi cặp vợ chồng gây ra.
Hiệu ứng này càng trở nên trầm trọng hơn bởi “hội chứng tổ trống” khi những đứa trẻ lớn lên và rời bỏ gia đình, để hai vợ chồng sống một mình. Giống như khi họ mới bắt đầu mối quan hệ.
Các cặp vợ chồng có thể cảm thấy cuộc hôn nhân của họ đã kiệt sức vì nhiệm vụ chính đã hoàn thành. Các nhà tâm lý học Mỹ gọi kiểu ly hôn này là “ly hôn tóc bạc” vì đến thời điểm này, một số vợ chồng đã bạc trắng. Số vụ ly hôn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Những lúc này, các cặp vợ chồng nên cùng nhau tạo ra mục tiêu chung và nhiệm vụ chung. Ví dụ hai vợ chồng cùng đi du lịch, cùng trải nghiệm những điều mới mẻ, cùng học một ngôn ngữ mới. Tất cả những điều ấy sẽ là trải nghiệm đáng nhớ giúp cuộc hôn nhân được thổi vào làn gió tươi mới hơn.