Theo quan niệm của người xưa, cửa nhà quyết định rất nhiều đến hưng thịnh cũng như tài lộc của một gia đình.
Nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử lâu đời và nhiều giá trị quý báu. Trong quá trình hình thành và phát triển, người xưa đã có những chiêm nghiệm sâu sắc và đúc kết thành những bài học quý giá.
Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên người Trung Hoa để lại đó là: “Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn”.
Sau này, các chuyên gia đã giải thích ý nghĩa của câu nói trên qua 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.
01. Giải thích của phong thủy
Người xưa cho rằng xây nhà là một việc rất quan trọng. Do đó, khi làm nhà, người ta thường chú trọng đến yếu tố phong thủy.
Đối với một ngôi nhà thì chắc chắn cánh cửa là điều không thể thiếu. Vì cửa được ví như bộ mặt của ngôi nhà. Không những vậy, đây cũng là nơi đầu tiên đón tài lộc vào tổ ấm.
Hình minh họa. Ảnh: Sina
Vì vậy, người xưa khi làm nhà thì cửa ra vào là một trong những thứ được quan tâm hàng đầu. Dẫu đây là nơi đón lộc, theo lẽ thường thì càng nhiều cửa sẽ càng đón nhiều may mắn . Nhưng người xưa lại căn dặn không được có hai cửa.
Lý do là bởi điều này sẽ khiến tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, gây hao tài tốn của.
Có ai đó sẽ nói rằng trong một số ngôi nhà cổ, rõ ràng là có 2 hoặc 3 cửa ra vào. Nhưng chỉ cần quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào. Xưa nay người ta không gọi chúng là cửa chính mà đặt tên là cửa hông hoặc cửa hậu.