Tách thửa ra từ một lô rất lớn là nội dung được mọi người rất quan tâm. Ở góc độ gia đình chúng ta tách thửa để chuyển nhượng lại một phần thửa đất đó cho người khác để lấy tiền hoạt động sản xuất kinh doanh hay tách thửa để trao tặng cho con cái, còn ở góc độ là nhà đầu tư thì một trong số những kênh để mà có thể mang lại cái lợi nhuận cao đó chính là ở mua 1 lô đất rất là rộng và sau đó thì phân lô tách thửa, bán lại cho nhiều cái nhà đầu tư khác.
Vì vậy tách thửa và những cái yêu cầu cụ thể đối với vấn đề tách thửa là một trong những vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư cũng như những người đang muốn thực hiện các vấn đề liên quan đến bất động sản quan tâm.
Có 7 loại đất mà chúng ta sẽ không thể tách thửa được, nhà đầu tư hãy lưu ý để tránh gặp phải những cái loại đất này và bị đọng vốn hoặc có thể bị giảm mất cái giá trị của đồng tiền mặc mất chi phí cơ hội trong việc sử dụng đồng tiền.
Loại đất thứ nhất đó chính là loại đất không đủ điều kiện để tách thửa về diện tích tối thiểu và về kích thước chiều cạnh được quy định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh của mỗi một tỉnh quy định. Thông thường diện tích tối thiểu ở thành thị là 30 đến khoảng 60m2, còn ở nông thôn thì có thể nhiều hơn.
Loại đất thứ hai không thể tách thửa đó chính là những loại đất không có sổ đỏ, sổ hồng. Trường hợp này thì quy định rất rõ trong Luật đất đai năm 2013, điều kiện để có thể tiến hành các thủ tục về giao dịch phải đảm bảo các yếu tố về pháp lý, trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp thứ 3 không thể mà cách sửa đó chính là đất đang có tranh chấp hay đất đang ở cái diện hết thời hạn sử dụng. Đất có tranh chấp có nghĩa là nó đang gặp vấn đề về mặt pháp lý, không được công nhận quyền sử dụng đất một cách rõ ràng bởi vì đang có sự giao tranh giữa những cái bên tranh chấp với nhau. Muốn tách thửa được thì bạn phải chứng minh đây là lô đất của bạn mà không còn tình trạng tranh chấp nữa. Còn đất mà hết thời hạn sử dụng chúng ta sẽ phải xin gia hạn, sau khi được gia hạn chấp thuận chủ trương thì lúc đó bạn mới có thể tách thửa được.
Trường hợp thứ 4 không thể tiến hành tách thửa đó chính là đất có quyền sử dụng đất mà đang bị kê biên để thi hành án. Điều này rất rõ bởi vì là đất mà trong diện bị kê biên để thi hành án thì thông thường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ phải nộp về cơ quan thi hành án.
Loại đất thứ 5 đó là đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Muốn tách thửa được thì phải phù hợp với quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện hay đã được cơ quan có chức năng có thẩm quyền ban hành các quyết định về việc quy hoạch đất trong khoảng thời gian 5 năm.
Loại đất thứ 6 không thể tách thửa đó là đất đã có thông báo thu hồi sử dụng đất. Điều này là điều đặc biệt các nhà đầu tư phải rất lưu ý, bởi vì khi người ta tiến hành thông báo thu hồi sử dụng đất thì luôn luôn có một cái khoảng thời gian giữa lúc thu hồi với thông báo đó để người sử dụng đất có thời gian chuẩn bị và di dời để bàn giao lại mặt bằng, trong khoảng thời gian này nếu người bán cố tình giấu những thông tin này thì có thể chúng ta sẽ mua phải một lô đất mà không hiểu biết kỹ về pháp lý, không check được về quy hoạch, không nắm rõ được những vấn đề từ phía các cơ quan ban ngành thì có thể bạn bị mất tiền, không những thế bạn cũng không thể tách ra để bạn đầu tư hoặc cho tặng
Trường hợp cuối cùng không thể tách thửa được theo tính thời sự hiện nay đó chính là những lô đất mà ở địa phương đang tạm dừng đối với vấn đề tách thửa. Trong thời gian vừa qua các hiện tượng sốt đất cục bộ có thể mạng yếu cho từng khu vực thị trường nhưng sốt đất đã lan rộng ra trên phạm vi cả nước, tình trạng này đang được ngăn chặn tạm thời bằng các văn bản quy định của tỉnh về việc tạm dừng tách thửa.
Theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013, các bạn cần các điều kiện sau đây:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, để tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó. Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp, mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Cuối cùng, mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
Hy vọng bài viết này giúp quý vị hiểu và nắm rõ 7 loại đánh không thể tách thửa để tránh rủi ro trong quá trình đầu tư.
Đây là một số kinh nghiệm tham khảo cho các bạn thông tin để đảm bảo an toàn khi giao dịch, mình rất mong nhận được những góp ý chia sẻ từ các bạn.
Theo Tạ Duy Cường