Sau kết hôn, mỗi giai đoạn khác nhau sẽ xuất hiện những vấn đề khác nhau. Để hôn nhân bền chặt cần vượt qua được 5 giai đoạn cột mốc quan trọng.
Để có được một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc đó là một thử thách không hề đơn giản. Hiểu được từng giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân; sẽ giúp bạn hiểu người bạn đời của mình hơn và giúp hôn nhân luôn bền chặt.
Giai đoạn thứ 1: Khám phá
Giai đoạn này thường kéo dài trong năm đầu khi cả hai vừa mới kết hôn. Đây là khoảng thời gian mà các cặp đôi mới cưới khám phá về nhau với sự lãng mạn, ngọt ngào.
Tình cảm vợ chồng đều được hai phía nâng niu và nuôi dưỡng. Thời điểm này cũng được xem là giai đoạn đẹp nhất của hôn nhân. Tuy cũng có những vấn đề khúc mắc nho nhỏ giữa hai người nhưng cả hai đều sẵn sàng bỏ qua cho nhau mà không có sự hờn giận.
Đây là giai đoạn vợ chồng tình cảm quấn quít nhau chẳng muốn rời; họ sẵn sàng đáp ứng cho nhau mọi nhu cầu mà không cần sự cố gắng.
Giai đoạn thứ 2: Vỡ mộng
Qua giai đoạn mặn nồng khám phá thuở mới kết hôn thì tới giai đoạn này, các vấn đề nghiêm túc lần lượt xuất hiện trong cuộc sống hôn nhân. Cả hai không thể mơ mộng, lãng mạn nữa mà cần đối diện với thực tế cuộc sống. Khi này sống cạnh nhau sẽ dần phát hiện ra được những tật xấu của nhau. Quan điểm, suy nghĩ có những lúc trái ngược hoàn toàn.
Sự ngọt ngào, lãng mạn trong năm đầu hôn nhân dần bị thay thế bằng những cãi vã, bất đồng. Cuộc sống vợ chồng không còn chỉ có màu hồng, những gam màu khác đã đan xen xuất hiện.
Và rồi: “Liệu mình đã sai chăng?” ” Mình có nhầm lẫn không khi quyết định gắn bó cuộc đời mình với người như vậy?” Những câu hỏi ấy thường nổi lên sau những cuộc tranh cãi. Cả hai đều nghĩ rằng họ khác nhau nhiều quá.
Cuộc sống hôn nhân xáo trộn, nhất là sau khi có con; tiền bỉm sữa, tiền điện nước, tiền gas… kèm theo đó là những lo toan và mâu thuẫn cứ thế tăng dần. Lúc này thì hôn nhân không còn là giấc mơ nữa rồi!
Giai đoạn thứ 3: Thay đổi
Đây là giai đoạn cả hai bắt đầu đào bới sâu hơn những điểm yếu kém của nhau. Bắt đầu đổ lỗi cho nhau; và luôn muốn đối phương phải chấp nhận làm theo ý kiến của mình. Mọi thứ trở nên nhàm chán, nguội lạnh. Và lúc này thường họ sẽ đứng ở 3 sự lựa chon:
Một là bỏ cuộc: cả hai đều nghĩ rằng mình hết yêu rồi, không còn yêu nữa; lý do kết hôn cũng chỉ là sự bồng bột chứ không thật sự đúng là vì tình yêu; và lời đề nghị ly hôn sẽ được đưa ra vào thời điểm này.
Hai là, nhận thấy cãi nhau hay chỉ trích nhau cũng không có tác dụng gì; vì con cái nên ngừng đổ lỗi, tranh luận với nhau; mỗi người tự sống tách biệt, không cần quan tâm để ý đến nhau.
Ba là, quyết định cùng nhau giải quyết sự bất đồng; tổ chức lại cuộc sống chung, cố gắng đáp ứng nhu cầu của đối phương theo chiều hướng tích cực hơn.
Nếu những cặp đôi có xu hướng nghĩ nhiều cho bản thân, đa phần cách thứ nhất và thứ hai sẽ được lựa chọn. Còn cách giải quyết thứ ba, đòi hỏi cần nhiều sự nỗ lực, đầu tư cho mối quan hệ; nếu cặp đôi nào chọn cách này thì hôn nhân sẽ bước sang giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn thứ 4: Tha thứ và chấp nhận
Để hôn nhân bền chặt, điều cần thiết phải có đó là sự tha thứ, bao dung…
Trải qua những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân, đến giai đoạn này thì cả hai không còn xét nét nhau về mọi thứ nữa. Họ đều nhận thấy cần phải thoát ra khỏi sự gò bó trong suy nghĩ ích kỷ để sống bình thản.
Lúc này, cặp đôi sẽ đi tìm các cách để giải quyết sự mâu thuẫn, bất đồng. Họ tìm đến các lời khuyên răn trong tôn giáo; đường dây tư vấn hôn nhân; đọc sách, xem các bộ phim về tâm lý gia đình và tìm được giải pháp cho chính mình.
Ý thức được việc sống chung với ai đó hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Hiểu được rằng mỗi người có một cá tính riêng, cái tôi riêng; điều quan trọng là cần học cách tha thứ và chấp nhận nhau vì không có ai là người hoàn thiện.
Khi sự trái chiều xuất hiện, cả hai đã không còn cố bảo vệ cách nghĩ của mình đến cùng; họ đã biết lắng xuống và đón nhận suy nghĩ khác của đối phương. Vì thế, giai đoạn này xung đột dần ít xuất hiện và không còn mạnh mẽ như trước.
Giai đoạn thứ 5: Đi cùng nhau
Đến lúc này, thì hầu hết cặp vợ chồng đều hiểu rất rõ rằng nửa kia của mình (và bản thân mình) cũng đâu có hoàn hảo; nhưng có thể sống cùng họ đến hết cuộc đời. Họ nhận thấy rằng, chính sự khác biệt giữa hai người là yếu tố giúp cho hôn nhân bớt đi sự nhàm chán, đơn điệu.
Giai đoạn này, con cái đã trưởng thành và cũng đã có cuộc sống riêng. Nhiều đôi vợ chồng lớn tuổi cảm thấy tình yêu được sống lại thêm một lần nữa. Họ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc và yêu thương nhau như thuở ban đầu.
Trong hôn nhân những cặp đôi khác nhau sẽ có thời gian trải qua từng giai đoạn khác nhau; và có cách ứng xử, lựa chọn khác nhau.
Và để hôn nhân bền chặt chỉ cần cả hai luôn biết bao dung, vị tha và yêu thương nửa kia; lúc ấy gia đình sẽ trọn vẹn hạnh phúc.
Tình cảm vợ chồng đều được hai phía nâng niu và nuôi dưỡng. Thời điểm này cũng được xem là giai đoạn đẹp nhất của hôn nhân. Tuy cũng có những vấn đề khúc mắc nho nhỏ giữa hai người nhưng cả hai đều sẵn sàng bỏ qua cho nhau mà không có sự hờn giận.
Đây là giai đoạn vợ chồng tình cảm quấn quít nhau chẳng muốn rời; họ sẵn sàng đáp ứng cho nhau mọi nhu cầu mà không cần sự cố gắng.
Giai đoạn thứ 2: Vỡ mộng
Qua giai đoạn mặn nồng khám phá thuở mới kết hôn thì tới giai đoạn này, các vấn đề nghiêm túc lần lượt xuất hiện trong cuộc sống hôn nhân. Cả hai không thể mơ mộng, lãng mạn nữa mà cần đối diện với thực tế cuộc sống. Khi này sống cạnh nhau sẽ dần phát hiện ra được những tật xấu của nhau. Quan điểm, suy nghĩ có những lúc trái ngược hoàn toàn.
Sự ngọt ngào, lãng mạn trong năm đầu hôn nhân dần bị thay thế bằng những cãi vã, bất đồng. Cuộc sống vợ chồng không còn chỉ có màu hồng, những gam màu khác đã đan xen xuất hiện.
Và rồi: “Liệu mình đã sai chăng?” ” Mình có nhầm lẫn không khi quyết định gắn bó cuộc đời mình với người như vậy?” Những câu hỏi ấy thường nổi lên sau những cuộc tranh cãi. Cả hai đều nghĩ rằng họ khác nhau nhiều quá.
Cuộc sống hôn nhân xáo trộn, nhất là sau khi có con; tiền bỉm sữa, tiền điện nước, tiền gas… kèm theo đó là những lo toan và mâu thuẫn cứ thế tăng dần. Lúc này thì hôn nhân không còn là giấc mơ nữa rồi!
Giai đoạn thứ 3: Thay đổi
Đây là giai đoạn cả hai bắt đầu đào bới sâu hơn những điểm yếu kém của nhau. Bắt đầu đổ lỗi cho nhau; và luôn muốn đối phương phải chấp nhận làm theo ý kiến của mình. Mọi thứ trở nên nhàm chán, nguội lạnh. Và lúc này thường họ sẽ đứng ở 3 sự lựa chon:
Một là bỏ cuộc: cả hai đều nghĩ rằng mình hết yêu rồi, không còn yêu nữa; lý do kết hôn cũng chỉ là sự bồng bột chứ không thật sự đúng là vì tình yêu; và lời đề nghị ly hôn sẽ được đưa ra vào thời điểm này.
Hai là, nhận thấy cãi nhau hay chỉ trích nhau cũng không có tác dụng gì; vì con cái nên ngừng đổ lỗi, tranh luận với nhau; mỗi người tự sống tách biệt, không cần quan tâm để ý đến nhau.
Ba là, quyết định cùng nhau giải quyết sự bất đồng; tổ chức lại cuộc sống chung, cố gắng đáp ứng nhu cầu của đối phương theo chiều hướng tích cực hơn.
Nếu những cặp đôi có xu hướng nghĩ nhiều cho bản thân, đa phần cách thứ nhất và thứ hai sẽ được lựa chọn. Còn cách giải quyết thứ ba, đòi hỏi cần nhiều sự nỗ lực, đầu tư cho mối quan hệ; nếu cặp đôi nào chọn cách này thì hôn nhân sẽ bước sang giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn thứ 4: Tha thứ và chấp nhận
Để hôn nhân bền chặt, điều cần thiết phải có đó là sự tha thứ, bao dung…
Trải qua những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân, đến giai đoạn này thì cả hai không còn xét nét nhau về mọi thứ nữa. Họ đều nhận thấy cần phải thoát ra khỏi sự gò bó trong suy nghĩ ích kỷ để sống bình thản.
Lúc này, cặp đôi sẽ đi tìm các cách để giải quyết sự mâu thuẫn, bất đồng. Họ tìm đến các lời khuyên răn trong tôn giáo; đường dây tư vấn hôn nhân; đọc sách, xem các bộ phim về tâm lý gia đình và tìm được giải pháp cho chính mình.
Ý thức được việc sống chung với ai đó hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Hiểu được rằng mỗi người có một cá tính riêng, cái tôi riêng; điều quan trọng là cần học cách tha thứ và chấp nhận nhau vì không có ai là người hoàn thiện.
Khi sự trái chiều xuất hiện, cả hai đã không còn cố bảo vệ cách nghĩ của mình đến cùng; họ đã biết lắng xuống và đón nhận suy nghĩ khác của đối phương. Vì thế, giai đoạn này xung đột dần ít xuất hiện và không còn mạnh mẽ như trước.
Giai đoạn thứ 5: Đi cùng nhau
Đến lúc này, thì hầu hết cặp vợ chồng đều hiểu rất rõ rằng nửa kia của mình (và bản thân mình) cũng đâu có hoàn hảo; nhưng có thể sống cùng họ đến hết cuộc đời. Họ nhận thấy rằng, chính sự khác biệt giữa hai người là yếu tố giúp cho hôn nhân bớt đi sự nhàm chán, đơn điệu.
Giai đoạn này, con cái đã trưởng thành và cũng đã có cuộc sống riêng. Nhiều đôi vợ chồng lớn tuổi cảm thấy tình yêu được sống lại thêm một lần nữa. Họ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc và yêu thương nhau như thuở ban đầu.
Trong hôn nhân những cặp đôi khác nhau sẽ có thời gian trải qua từng giai đoạn khác nhau; và có cách ứng xử, lựa chọn khác nhau.
Và để hôn nhân bền chặt chỉ cần cả hai luôn biết bao dung, vị tha và yêu thương nửa kia; lúc ấy gia đình sẽ trọn vẹn hạnh phúc.